Cập nhật trong tuyển sinh ĐH CĐ 2015

Cập nhật trong tuyển sinh ĐH CĐ 2015 
 
 Click vào các đường link dưới đây để xem, mọi thắc mắc xin nhắn qua zalo : 0964.029.626


Bộ GD-ĐT hướng dẫn quy trình xét tuyển đại học, cao đẳng 2015

Công bố quy định xét tuyển đại học, cao đẳng 2015

Ngay sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và trước mỗi đợt xét tuyển, các trường cần công bố trên trang thông tin điện tử của trường tổ hợp môn thi dùng để xét tuyển vào từng ngành hoặc nhóm ngành (sau đây gọi chung là ngành) của trường cùng với chỉ tiêu của từng ngành.

Thí sinh có thể tải về hướng dẫn quy trình xét tuyển đại học, cao đẳng 2015 tại đây

Những trường dùng nhiều tổ hợp để xét tuyển cho một ngành phải quy định và công bố độ lệch điểm trúng tuyển giữa các tổ hợp; các điều kiện bổ sung dùng để xét tuyển trong trường hợp có nhiều thí sinh ở cuối danh sách trúng tuyển có điểm xét tuyển như nhau dẫn đến vượt chỉ tiêu.

Điểm xét tuyển vào từng ngành. Điểm xét tuyển không được thấp hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đào vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố.

Đối với những trường dùng tổ hợp đồng thời tổ hợp truyền thống và tổ hợp mới (tổ hợp lần đầu tiên đưa vào sử dụng) để xét tuyển phải chỉ rõ chỉ tiêu xét tuyển dành cho mỗi loại tổ hợp phù hợp với quy định của Quy chế tuyển sinh. Khi đó, mỗi ngành phải có 2 mã để xét tuyển với chỉ tiêu riêng.
Các thông tin tuyển sinh này trường phải nhập vào phần mềm tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngay sau khi đăng nhập vào phần mềm.

Cập nhật thông tin đăng ký xét tuyển ít nhất 3 ngày một lần

Trong thời gian quy định của mỗi đợt xét tuyển (Đợt I từ ngày 1/8 đến ngày 20/8), các trường tổ chức nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển (ĐKXT) của thí sinh. Hồ sơ ĐKXT của thí sinh gồm: Bản gốc giấy chứng nhận kết quả thi của thí sinh; Phiếu đăng ký xét tuyển của thí sinh cho phép thí sinh đăng ký tối đa 4 ngành của trường, xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4. 



Ở mỗi nguyện vọng thí sinh phải chỉ ra tổ hợp môn thi dùng để xét tuyển; Một phong bì có dán tem và ghi rõ địa chỉ của thí sinh.

Trường hợp thí sinh đề nghị rút hồ sơ để chuyển sang trường khác, các trường cần tạo điều kiện cho thí sinh rút hồ sơ. Thí sinh phải đến trường hoặc ủy quyền (bằng văn bản) cho người thân đến trường rút hồ sơ. Các trường cần quản lý hồ sơ một cách khoa học, đảm bảo việc tìm hồ sơ để trả cho thí sinh được thực hiện một cách thuận lợi cũng như thông báo thời gian thí sinh có thể bắt đầu đăng ký lại vào trường khác sau khi rút hồ sơ.

Thí sinh chỉ được thay đổi các nguyện vọng trong trường cũng như rút hồ sơ để nộp sang trường khác đối với xét tuyển đợt I, còn khi xét tuyển nguyện vọng bổ sung, thí sinh không được thay đổi nguyện vọng cũng như rút hồ sơ.

Khi nộp hồ sơ ĐKXT, thí sinh có thể đề nghị điều chỉnh chế độ ưu tiên của mình. Những thí sinh đề nghị điều chỉnh chế độ ưu tiên cần nộp kèm theo hồ sơ minh chứng về chế độ ưu tiên. Các trường bố trí tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ những cán bộ nắm vững quy chế để rà soát chế độ ưu tiên và tạo điều kiện cho thí sinh sửa chữa nếu có minh chứng phù hợp.

Ít nhất, 3 ngày một lần, các trường công bố danh sách thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường.

Giảm thí sinh ảo
Với quy chế xét tuyển đã hiện hành, đợt 1 thí sinh chỉ được đăng ký xét tuyển vào 1 trường, như vậy sẽ không có hiện tượng thí sinh ảo. Tuy nhiên, do thí sinh có quyền vừa đăng ký xét tuyển bằng học bạ, vừa đăng ký xét tuyển bằng kết quả thi nên thực chất chỉ có những ngành có điểm trúng tuyển cao hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào từ 1-2 điểm sẽ không có thí sinh ảo, còn các ngành có điểm trúng tuyển bằng ngưỡng sẽ phải tính đến một tỷ lệ nhất định thí sinh ảo.

Các đợ xét tuyển nguyện vọng bổ sung, do thí sinh có quyền sử dụng đồng thời cả 3 Giấy chứng nhận kết quả thi nên sẽ có tỷ lệ thí sinh ảo (do đồng thời trúng tuyển nhiều trường), tuy nhiên tỷ lệ ảo sẽ ít hơn so với năm 2014 về trước (do trước kia thí sinh có tối đa 6 giấy báo điểm và nộp được tối đa vào 6 trường)

4 nguyện vọng trong một trường
Quy định xét 4 nguyện vọng trong một trường theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4 được thực hiện cụ thể như sau: 


Nếu thí sinh có mức điểm có thể trúng tuyển vào nhiều ngành, chỉ được xét vào ngành có thứ tự ưu tiên cao nhất.

Nếu thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng , sẽ được chuyển sang nguyện vọng 2 và xét bình đẳng với các thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 vào ngành đó và tương tự như vậy đối với các nguyện vọng 3,4.
 
Các nguyện vọng 1, 2, 3, 4 trong một trường được xét tuyển đồng thời.
Trong 4 nguyện vọng, thí sinh có thể đăng ký đồng thời cả ngành đại học và cao đẳng (nếu trường có đào tạo cao đẳng).

Thí sinh lúng túng khi xét tuyển

Mỗi thí sinh có 4 đợt xét tuyển vào đại học và 5 đợt cho cao đẳng, cách ghi hồ sơ,
 chọn tổ hợp môn thi cũng hoàn toàn khác những năm trước khiến nhiều bạn bối rối.


Ngày 1/8, thí sinh bắt đầu xét tuyển nguyện vọng một. Các em lấy một phiếu điểm, giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời và tìm hiểu thông tin tuyển sinh của các trường đại học để nộp hồ sơ xét tuyển.
Những năm trước, thí sinh có 3 đợt xét tuyển vào các trường đại học và 4 đợt cho bậc cao đẳng. Mỗi bạn được chọn một ngành ở một trường. Hết hạn nộp hồ sơ, thí sinh biết đậu hay rớt khi trường công bố điểm chuẩn. Còn năm nay, áp dụng cách xét tuyển mới nên thí sinh rất lúng túng.
Bùi Thị Tường Vy (trường THPT Bà Điểm, TP HCM) thi 6 môn ở kỳ thi THPT quốc gia. Trong đó, Văn, Anh, Lý, Hóa được điểm cao. "Em chưa hình dung được hồ sơ xét tuyển năm nay sẽ như thế nào. Mỗi trường em được chọn 4 ngành theo thứ tự ưu tiên. Tuy nhiên, mỗi ngành em được chọn một khối thi hay 4 ngành phải chọn một tổ hợp để xét tuyển", Vy nói.
Tương tự, Lê Minh Công (trường THPT Quang Trung, Tây Ninh) cũng đang băn khoăn cách ghi hồ sơ xét tuyển. "Một trường được chọn 4 ngành nhưng nếu ngành đó mình không thích thì có phải ghi vào hồ sơ hay không? Nếu không ghi đủ 4 ngành trên phiếu đăng ký xét tuyển thì có phạm quy không. Em phải mua hồ sơ ở đâu để xét tuyển", Công cho biết.

Phieu-xet-tuyen-3393-1438311135.jpg


Giải đáp thắc mắc của thí sinh, ông Nguyễn Quốc Cường, chuyên viên tuyển sinh Cơ quan Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo tại TP HCM, cho biết để nộp hồ sơ năm nay, thí sinh phải hiểu rõ việc xét tuyển nguyện vọng vào các trường đại học, cao đẳng. Nếu không, các em sẽ khó trúng tuyển vào bất cứ trường nào hoặc không được học trường, ngành yêu thích. 
Khi có kết quả thi, mỗi thí sinh sẽ được nhận 4 phiếu điểm. Trong đó có một phiếu xét nguyện vọng một và 3 phiếu cho các nguyện vọng bổ sung. Mỗi nguyện vọng, thí sinh được xét tuyển tối đa 4 ngành cùng một trường, theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4.
Trong thời gian quy định, thí sinh được phép thay đổi ngành học đã đăng ký hoặc rút hồ sơ để nộp vào các trường khác. Khi trúng tuyển, các nguyện vọng bổ sung sẽ không còn giá trị. Nếu thí sinh đậu vị trí ưu tiên số một thì không được xét các ưu tiên còn lại.
Nếu rớt nguyện vọng một, thí sinh dùng 3 phiếu điểm còn lại nộp vào 3 trường ở đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung. Mỗi trường, thí sinh cũng được đăng ký 4 ngành giống như nguyện vọng một. Nghĩa là trong đợt xét tuyển này, thí sinh có thể đăng ký tới 12 ngành của 3 trường. Nếu rớt, thí sinh rút 3 phiếu điểm đã nộp và tiếp tục xét tuyển như lần trước.
Việc nộp hồ sơ xét tuyển năm nay khác những năm trước, thí sinh đến trường đại học sẽ được cung cấp phiếu đăng ký xét tuyển để điền tên ngành, tổ hợp xét tuyển. Các em sẽ căn cứ vào thông báo tuyển sinh của trường để ghi tổ hợp xét tuyển. Năm nay, mỗi ngành sẽ có từ 3-4 khối thi. Thí sinh ghi hết 4 nguyện vọng hoặc chỉ ghi một nguyện vọng.
Mùa tuyển sinh năm nay có nhiều biến động nên các trường đưa ra mức điểm nhận hồ sơ bằng ngưỡng xét tuyển của Bộ. Nếu thí sinh thi 3 môn được 15 điểm thì không nên nộp hồ sơ xét tuyển vào các trường Đại học Bách khoa hay Khoa học Tự nhiên của Đại học Quốc gia TP HCM hay Đại học Luật TP HCM...
"Thí sinh nên căn cứ vào điểm chuẩn của trường định nộp hồ sơ ở các năm trước. Nếu thấy điểm của mình cao hơn 1-2 điểm thì hãy nộp", ông Cường nói.
Chuyên viên tuyển sinh của Bộ Giáo dục cũng cho rằng, thí sinh không nên vào đại học bằng mọi giá. Rất nhiều em học cao đẳng, trung cấp vẫn thành đạt. Khi chọn nghề, các em cần lưu ý những nghề mà quê mình có thể ứng dụng được như cơ khí, nông lâm ngư... chứ không nên đổ xô vào nhóm ngành kinh tế.

Share on Google Plus

About Unknown

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :